KÉO CO

  |  

Nguồn: 

Giảng viên:   425

Tiết theo PPCT:

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

KÉO CO

-Trần Thị Ly-

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Văn bản Kéo co đã cung cấp cho người đọc thông tin về sự chuẩn bị, cách chơi, quy định về trò chơi: Kéo co

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Nhận biết được đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản. – Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản.

- Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử.

3. Phẩm chất: 

- Trung thực khi tham gia các hoạt động

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới

b. Nội dung: 

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi đố vui về các trò chơi dân gian qua video

https://www.youtube.com/watch?v=A5V_nShOL9c

(em cắt từ đầu đến 4.40 giúp c nhé)

 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả hoạt động;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài

Gợi ý:

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản, giới thiệu về tác giả, tác phẩm

b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản; học sinh báo cáo dự án về tác giải, tác phẩm đã chuẩn bị

c. Sản phẩm học tập: Cách đọc của HS, dự án của học sinh, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu học sinh đọc văn bản và giới thiệu ài nét về tác giả, tác phẩm

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Hs đọc văn bản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung

1. Đọc

- HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc

2. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

Trần Thị Ly

b. Tìm hiểu tác phẩm Kéo Co

- Thể loại: văn bản thông tin

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh

- Bố cục bài Kéo co: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “thêm người chơi”: Quy định về người chơi

+ Phần 2: Tiếp đến “giữa hai mức”: Chuẩn bị trò chơi

+ Phần 3: Còn lại: Cách chơi và quy định của trò chơi kéo co

- Văn bản Kéo co đã cung cấp cho người đọc thông tin về sự chuẩn bị, cách chơi, quy định về trò chơi: Kéo co

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được thông tin về sự chuẩn bị, cách chơi, quy định về trò chơi: Kéo co

- Nhận biết được đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản. – Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản.

- Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử.

- Trung thực khi tham gia các hoạt động

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1: Chỉ ra những đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Những đặc điểm ấy có mối quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Hãy lí giải.

Câu 2: Các thông tin trong văn bản Kéo co được triển khai theo những cách nào?

Câu 3: Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và cho biết tác dụng của phương tiện đối với mục đích của văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, gợi mở

- HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả hoạt động;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung

II. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1

*Đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là:

- Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình)

Phần 2: liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò hơi hay hoạt động.

Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.

- Về đặc điểm hình thức:

+ Loại văn này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,...), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,...) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,..) để giới thiệu trình tự thực hiện.

+ Từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan.

+ Sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện.

+ Dùng hình ảnh minh họa, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính.

+ Từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai để chỉ người đọc.

*Những đặc điểm ấy có mối quan hệ với mục đích của văn bản:

Đó là mối quan hệ liên kết, gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau. Vì nhờ các đặc điểm giúp em nhận ra mục đích của văn bản và ngược lại, từ mục đích người viết triển khai nội dung bài viết có đầy đủ các đặc điểm cần thiết.

Câu 2

- Các thông tin trong văn bản Kéo co được triển khai theo 2 cách:

+ Cách 1: triển khai theo trật tự thời gian

Dựa vào bố cục của văn bản trình bày thông tin theo thứ tự thực hiện trò chơi: người chơi – chuẩn bị- cách chơi-quy định trò chơi.

Trong phần cách chơi, trình bày theo trình tự của từng hoạt động.

+ Cách 2: Theo mức độ quan trọng của thông tin (thông tin chính được ưu tiên trình bày trước)

Câu 3

- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản này là: dùng hình ảnh minh họa.

- Tác dụng:

+ Giúp cho bài văn sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc hơn.

+ Bổ sung chi tiết cho nội dung văn bản.

+ Làm cho nội dung văn bản được sáng rõ, cụ thể hơn.

Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản

b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm v

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn

- HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản Kéo co đã cung cấp cho người đọc thông tin về sự chuẩn bị, cách chơi, quy định về trò chơi: Kéo co

2. Nghệ thuật: 

- Văn bản thông tin giới thiệu quy tắc của một trò chơi với cấu trúc 4 phần rõ ràng

- Sử dụng thuật ngữ, con số, từ ngữ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng chính xác

- Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho văn bản

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KI ẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Kéo co”?

A. Trần Thị Ly

B. Nguyễn Quang Thiều

C. Hội nhà văn

D. Minh Nhương  

Câu 2: Việc chia đội tuỳ thuộc vào điều gì?

A. Số lượng định sẵn

B. Số lượng khán giả

C. Số lượng người tham gia

D. Chất lượng sân bãi

Câu 3: Có mấy đội ở mỗi đợt thi đấu?

A. Ba đội

B. Hai đội

C. Bốn đội

D. Tuỳ từng trường hợp

Câu 4: Các đội chơi thường chọn người như thế nào?

A. Thấp, bé, yếu ớt, rắn chắc

B. Cao, to, khoẻ mạnh, dẻo dai

C. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao

D. Những người thông minh, nhanh nhẹn

Câu 5: Ban tổ chức sẽ làm gì để tăng thêm không khí cuộc chơi?

A. Tăng tiền thưởng cho cả đội thắng và đội thua

B. Kêu gọi thật nhiều người đến xem

C. Bơm khí cười vào không khí

D. Cử một người làm trọng tài, một người đánh trống

Câu 6: Chơi cân sức là như thế nào?

A. Số lượng người hai bên tương xứng, không hơn không kém.

B. Người tham gia cùng là nam hoặc là nữ.

C. Trước khi thi đấu phải đo sức mạnh giữa hai bên.

D. Không có quy định về điều này.

Câu 7: Chơi không cân sức còn gọi là gì?

A. Kéo dưới

B. Kéo trên

C. Kéo chấp

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Thứ quan trọng nhất cần chuẩn bị là gì?

A. Một sợi dây kết nối tinh thần

B. Một sợi dây thừng dài, to, dẻo, chắc.

C. Phấn kẻ vạch

D. Không cần gì vì nếu không có thì ta có kéo trực tiếp tay

Câu 9: Giữa hai đội cần vẽ thứ gì?

A. Trung tâm đối xứng

B. Các hoạ tiết làm tăng thêm tính truyền thống

C. Không cần vẽ gì

D. Đường mức dài cách nhau khoảng 1 mét

Câu 10: Các thành viên trong mỗi đội thường đứng như thế nào?

A. Đứng cùng một phía với nhau.

B. Chia ra đứng ở hai phía đối mặt nhau.

C. Đứng phân tách, mỗi người cách nhau 1 m

D. Đứng hỗn loạn để đánh lừa đối thủ.

Câu 11: Khi thi đấu, như thế nào thì được tính sẽ thắng?

A. Đội nào kéo được tâm điểm về phía mình thì là đội chiến thắng.

B. Đội nào đẩy được tâm điểm về phía mình thì là đội chiến thắng.

C. Đội nào cướp được tâm điểm về phía mình thì là đội chiến thắng.

D. Tuỳ phán quyết của trọng tài.

Câu 12: Cách triển khai thông tin trong phần Người chơi là gì?

A. Theo trình tự thời gian

B. Theo trình tự không gian

C. Liệt kê những điểm chính.

D. Theo quan hệ nhân – quả

Câu 13: Kéo co là một trò chơi …….

A. Hiện đại

B. Dân gian

C. Trên máy tính

D. Dành cho học sinh

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động

- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

Nếu trong trường hợp không xem được video trên các nền tảng. Bạn có thể nhấn vào link sau để tải về máy hoặc xem trực tiếp!
Nhấn vào đây để xem trực tiếp hoặc tải về máy
Các kỳ thi của chương