Chủ đề 3. Vẻ đẹp quê hương

TUẦN 7,8,9,10,11

TÊN BÀI DẠY: BÀI 3 VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
 

+ Hỏi: Quê hương là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

-> Dẫn dắt vào bài: Có thể nói quê hương là nơi ta được sinh ra và lớn lên, nơi chất chứa biết bao kỉ niệm yêu thương. Vì thế quê hương trong lòng mỗi người thường gắn liền với những vẻ đẹp riêng như: một cánh diều no gió, một ngọn khói đốt đồng, một câu hò, một món ăn, một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ hay là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng .... Đến với bài học này , các em sẽ được tìm hiểu vẻ đẹp của quê hương qua những vần thơ lục bát.

VĂN BẢN 1:

NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Trải nghiệm cùng văn bản (10)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 ((câu hỏi 4 sgk T65).

Đặc điểm của thể thơ lục bát

Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ

 

Số tiếng trong từng dòng

 

Vần trong các dòng thơ

 

Nhịp của từng dòng thơ

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 ((câu hỏi 4 sgk T65).

Đặc điểm của thể thơ lục bát

Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ

4  dòng thơ (2 dòng lục, 2 dòng bát)

Số tiếng trong từng dòng

- Mỗi dòng lục có 6 tiếng

- Mỗi dòng bát có 8 tiếng

Vần trong các dòng thơ

Phu – cù; Xanh-anh-canh

 

Nhịp của từng dòng thơ

- Dòng 1: 2/4

- Dòng 2: 4/4

- Dòng 3: 4/2

- Dòng 4: 4/4

2. Suy ngẫm và phản hồi

1. Vẻ đẹp của quê hương

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

 

Bài ca dao

Cảnh vật

Từ ngữ/ hình ảnh độc đáo

Hình thức thể hiện

Ý nghĩa

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

 

Bài ca dao

Cảnh vật

Từ ngữ/ hình ảnh độc đáo

Hình thức thể hiện

Ý nghĩa

 

1

Long Thành: Ba mươi sáu phổ 

- Phồn hoa

- Phố giăng mắc cửi, đường .. bàn cờ.

- Liệt kê (tên các phố phường)

- So sánh(phố giăng ...)

Sự đông đúc, nhộn nhịp.

2

 

- sông Bạch Đằng

- núi Lam Sơn

- Sâu nhất ... giặc tan

- Cao nhất ... bước ra

- Lời hỏi – đáp của chàng trai và cô gái.

vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc.

3

Bình Định: núi Vọng Phu, đầm Thị Nại, cù lao Xanh

- ... có núi Vọng Phu

- Có đầm ... Xanh

Điệp từ “

-Cảnh đẹp thiên nhiên gắn liền với lịch sử dân tộc.

- vẻ đẹp của lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ.

4

 Tháp Mười

Cá tôm sẵn .... sẵn ăn.

Điệp từ “sẵn

- Sự trù phú về sản vật thiên nhiên ban tặng.

2. Tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian.

-> Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất. Qua đó tác giả thể hiện tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương, đất nước (ghi ý chốt).

- Nhận định như trên là dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.

? Trong 4 bài ca dao em thích nhất bài nào? Vì sao? (Câu 8 sgk T66)

 

 

ĐỌC VĂN BẢN 2 "VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA" – Nguyễn Đình Thi

Câu 1: Các cặp thơ lục bát, mỗi dòng có mấy tiếng?

A. 1 dòng 6 tiếng, 1 dòng 8 tiếng luân phiên.

B. 1 dòng 4 tiếng, 1 dòng 8 tiếng luân phiên.

C. 1 dòng 7 tiếng, 1 dòng 7 tiếng luân phiên.

D. Không có đáp án chính xác.

Câu 2: Tiếng bằng là tiếng:

A. Có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng, kí hiệu là B.

B. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là T.

C. Có thanh huyền và thanh ngang (không dấu), kí hiệu B.

D. Có thanh huyền và thanh ngang  (không dấu), kí hiệu T.

Câu 3: Tiếng trắc là tiếng :

A. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu  là B.

B.Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu  là T.

C. Có thanh huyền và thanh ngang (không dấu), kí hiệu B.

D. Có thanh huyền và thanh ngang (không dấu), kí hiệu T.

Câu 4 Ý kiến nào sau đây đúng với cách gieo vần thể thơ lục bát :

A.Tiếng thứ 6 của câu 6 hiệp vần với tiếng thứ 6 câu 8.

B.Tiếng thứ 8 của câu 8 hiệp vần với tiếng thứ 6 câu sáu tiếp theo.

C. Cả hai  đáp án đầu sai.

D. Cả hai đáp án đều đúng.

Câu 5 Luật bằng, trắc trong thơ lục bát là:

A. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật (B, T, B, B).

B. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật (B, T, B, T).

C. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật (T, T, B, B).

D. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật (B, B, T, T).

Câu 6 Cách ngắt nhịp phổ biến trong thơ lục bát là:

A. Chủ yếu là nhịp chẵn: nhịp 2/2/2, 2/4, 4/2, 2/2/2/2, 4/4, 2/4/2.

B. Chủ yếu là nhíp lẻ 3/3, 3/1/2/2.

C.Cả hai đáp án trên đều đúng.

D.Cả hai đáp án trên đều sai.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Các HS hoạt động nhóm 6 thực hiện trò chơi.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Đại diện từng nhóm giơ tín hiệu trả lời.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án, cho điểm từng nhóm.

- Định hướng trả lời

Câu 1: A

Câu 2:  C

Câu 3: B

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: A

2. Trải nghiệm cùng văn bản (10 phút)

+ Câu 1. Hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.

     Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh.

Câu 2. Gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.

3. Suy ngẫm và phản hồi

3.1.  Cách gieo vần và ngắt nhịp trong bốn dòng thơ đầu (10 phút)

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại yêu cầu HS trả lời: Đọc và chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

+ Cách gieo vần: (vần được lặp lại: ơi, ơn)

   Vần lưng: ơi-trời; ; rờn- Sơn.

   Vần chân: hơn-rờn

+ Nhịp thơ: câu lục là 2/2/2, câu bát là 4/4

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại yêu cầu HS trả lời:  Đọc câu thơ “Đạp quân thù xuống đất đen” ở khổ thơ 3 và chỉ ra cách ngắt nhịp của câu thơ này. Có tác dụng gì khi thay đổi nhịp thơ từ chẵn sang lẻ như vậy?

- Định hướng trả lời:  câu thơ ở khổ thứ 3 của bài: 3/3 -> Lưu ý: để nhấn mạnh ý, đôi khi câu thơ sẽ được ngắt nhịp lẻ.

3.2. Vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương và con người VN.

a) Mục tiêu: Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của cảnh sắc quê hương và con người VN thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc.

b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi 3,4 trong SGK –T65 và câu hỏi của GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về câu hỏi 3,4 trong SGK –T65 và câu hỏi của GV đưa ra.

Nhiệm vụ 1: Vẻ đẹp cảnh sắc quê hương (15 phút)

Giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao  phiếu học tập để tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Vẻ đẹp

Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc

Cảm nhận về vẻ đẹp được gợi lên từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

Vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương

- Hình ảnh...

...

...

- Hình ảnh....

...

- Hình ảnh....

...

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Vẻ đẹp

Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc

Cảm nhận về vẻ đẹp được gợi lên từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

Vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương

- Hình ảnh

biển lúa

- Nhân hóa “VN đất nước ta ơi”

- Đảo ngữ “Mênh  mông biển lúa”

- So sánh không ngang bằng “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

- Ẩn dụ “biển lúa”

- Từ láy “Mênh mông”

- Từ ngữ cảm thán “đâu trời đẹp hơn”

- Không gian bao la, rộng lớn, khoáng đạt, thanh bình, yên ả.

- Vẻ đẹp cảnh sắc quê hương: đồng lúa mênh mông, dãy núi hùng vĩ, bốn mùa hoa thơm cỏ lạ, đất nắng chan hòa.

- Tình cảm thiết tha, dạt dào.

- Hình ảnh cánh cò

Cánh cò bay lả rập rờn

- Hình ảnh đỉnh Trường Sơn

Mây mờ che đỉnh

Nhiệm vụ 2  Vẻ đẹp con người Việt Nam (20 phút)

+ Từ những hình ảnh và từ ngữ trên, em nhận thấy bài thơ đã thể hiện những vẻ đẹp nào của con người Việt Nam

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Vẻ đẹp

Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc

Cảm nhận về vẻ đẹp được gợi lên từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

Vẻ đẹp của con người Việt Nam

- Vẻ đẹp...

...

...

- Vẻ đẹp....

...

- Vẻ đẹp...

...

...

- Vẻ đẹp....

...

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Vẻ đẹp

Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc

Cảm nhận về vẻ đẹp được gợi lên từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

Vẻ đẹp của con người Việt Nam

- Vẻ đẹp cần cù, chịu khó

- Mặt người vất vả in sâu

- Con người VN nổi bật với vẻ đẹp giản dị cũng những phẩm chất tốt đẹp cần cù, kiên cường, thủy chung...

- Tình cảm yêu quý, tự hào.

- Vẻ đẹp kiên cường, mạnh mẽ

- Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

- Đạp quân thù xuống đất đen

- Vẻ đẹp giản dị, hiền lành

- áo nâu nhuộm bùn

- Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

- Vẻ đẹp thủy chung, khéo léo

- Yêu ai yêu trọng tấm tình thủy chung

- tay người như có phép tiên

- Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

             

3.2.4  Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước (10 phút)

C1 Tình cảm của tác giả trong bài thơ được thể hiện bằng cách nào?

C2  Tác giả đã bộc lộ những tình cảm nào với quê hương?

C3 Cách bộc lộ tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào (sâu sắc, mãnh liệt, nông hay sâu)? Cơ sở nào giúp em nhận xét điều đó?

C4  Em có ấn tượng nào về nét độc đáo trong bài thơ của tác giả ?

C1: Tình cảm  thể hiện gián tiếp thông qua các hình ảnh, biện pháp tu từ (biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, mắt đen cô gái, đất nắng chan hòa, mặt người...); thể hiện trực tiếp thông qua các từ ngữ cảm thán (ơi, đâu trời đẹp hơn, thân yêu)

C2: Tình cảm:

+ Ca ngợi vẻ đẹp quê hương.

+ Niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.

C3: Cách biểu lộ tình cảm sâu sắc, mãnh liệt (xem QHĐN như một người thân: ơi, thân yêu) -> Nổi bật đặc điểm của thể thơ lục bát: làm nổi bật tình cảm, cảm xúc của người viết. Biểu đạt rõ nhất, trọn vẹn nhất t/c cảm xúc với QHĐN. Do vậy có thể coi thể thơ lục bát trở thành một biểu tượng cho QHĐN VN.

C4: Ấn tượng về hệ thống từ ngữ, biện pháp nghệ thuật, hình ảnh... -> Khi tìm hiểu bài thơ, ngoài lưu ý vẻ đẹp nội dung cần lưu ý vẻ đẹp hình thức thể hiện.

3. Hoạt động 3  Luyện tập (15 phút)

a) Mục tiêu: Khái quát lại giá trị nội dung và đặc trưng nghệ thuật của bài thơ.

b) Nội dung: HS vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt giá trị nội dung và đặc trưng nghệ thuật của bài thơ.

Giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu tham khảo một số kiểu sơ đồ tư duy, phát giấy A0- bút màu các loại.

- GV lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy: Có màu sắc phân biệt rõ ý chính, ý phụ; chữ viết to rõ ràng, lớn nhỏ tùy theo ý chính ý phụ; các chữ viết không ghi dài, chỉ ghi từ khóa; có thể vẽ hình ảnh minh họa đi kèm.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 em vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt giá trị nội dung và đặc trưng nghệ thuật của bài thơ.

Các nhóm khác tự điều chỉnh lại sản phẩm để hoàn thiện hơn nộp lại vào tiết sau.

GV: Khi đọc một bài thơ lục bát, em rút ra được kinh nghiệm gì để học  tốt thể loại đó?

HS: Lưu ý khi học thơ lục bát:

- Đặc điểm thể loại: nhịp thơ, cách gieo vần, sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát.

- Nét độc đáo: hệ thống từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng.

- Tình cảm được thể hiện trong bài thơ.

GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài phần đọc mở rộng theo hệ thống câu hỏi, HS làm vào vở.

 

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

VỀ BÀI CA DAO ĐỨNG BÊN NI ĐỒNG NGÓ BÊN TÊ ĐỒNG 

 

1.Những hình ảnh đặc sắc của quê hương qua bài ca dao (10 phút)

d. Tổ chức hoạt động

Phần dự kiến trả lời câu hỏi 1 qua PBT số 1:

 

hình ảnh cánh đống lúa mênh mông

- Ngắm nhìn ở phía nào cũng thấy cánh đồng mênh mông vô tận

- Cánh đồng không chỉ rộng lớn mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống

hình ảnh cô gái trẻ trung, duyên dáng trong ánh nắng ban mai

- Cô gái được so sánh như chẽn lúa đòng đòng

- Cô gái với “chẽn lúa đòng đòng” và “ngọn nắng hồng ban mai”có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới, duyên dáng, tự nhiên, sức sống đang xuân.

 

2. Nét độc đáo của bài ca dao

+ HS các cặp nhận xét và bổ sung.

+ GV nhận xét về kết quả thực hiện của HS.

+ Phần dự kiến trả lời câu hỏi 2 qua PBT số 2:

 

Đoạn

Nét độc đáo của bài ca dao qua cảm nhận của tác giả Bùi Mạnh Nhị

1

Diễn tả tình yêu quê hương đất nước một cách bình dị, sâu sắc

2

Ấn tượng về cánh đồng rộng lớn mênh mông, rất đẹp, trù phú

3

Hình ảnh cô gái với nét đẹp duyên dáng, trẻ trung, phơi phới được so sánh với chẽn lúa đòng đòng và ngọn nắng hồng ban mai

4

Nét độc đáo của những dòng thơ dài và dòng thơ ngắn tạo nét đẹp riêng trong sự kết hợp từng bài

5

Tác giả dự đoán bài ca dao là lời của cô gái hoặc chàng trai

6

Nhận định chung về bài ca dao mở ra một không gian bao la của đồng quê và thế giới cảm xúc của người dân quê

4. Cảm xúc của tác giả

+ Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương đoạn 2 (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…).

+  Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ  đoạn 5(bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…

 

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: HOA BÌM

 

Câu hỏi trò chơi: Em hãy kể tên những sự vật, con vật xuất hiện trong bài thơ Hoa Bìm

 

Sự vật

Hoa bìm, nhành gai, cây hồng, cánh diều, bến quê, sông, con thuyền, cánh bèo, sen

Con vật

Chuồn ớt, chim, con mắt, con nhện, cào cào, dế mèn, đom đóm,con cuốc,

 

1. Đặc điểm thể thơ lục bát (20)

- Đánh giá: GV phát lại bài làm của HS  

Rung rinh bờ dậu hoa bìm

Màu hoa tim tím tôi tìm tuổi thơ

Có con chuồn ớt lơ ngơ

Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai

 

=> Số tiếng mỗi dòng: dòng đầu 6 tiếng, dòng 2- 8 tiếng

- Gieo vần: bìm (im)- tìm (im); Thơ (ơ)- ngơ (ơ)

- Ngắt nhịp: 2/2/2; 4/4

- Thanh điệu: câu 6 : B – T - B

                       Câu 8: B – T – B – B

                    GV yêu cầu HS viết câu thơ sau đó gạch chân vần, nhịp

Rung rinh/ bờ dậu/ hoa bìm  (6 tiếng)

                                                             B            T             B

Màu hoa tim tím/ tôi tìm tuổi thơ  (8 Tiếng)

                                             B          T            B          B

Có con/ chuồn ớt/ lơ ngơ

                                                          B              T          B

Bay lên bắt nắng/ đậu h nhành gai

                                                            B           T              B            B

 

chấm chéo bài làm của nhau (dùng mực khác màu để sửa bài) 

Đạt: Đạt từ 50% nội dung câu trả lời đúng trở lên

Chưa đạt: Đạt dưới 50% nội dung câu trả lời đúng

2. Cảm xúc của tác giả đối với quê hương (15’)

ến kết quả làm việc của bản thân vào giấy note.

? Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ?

? Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ?

GV

* Cảm xúc của tác giả: Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

* Nghệ thuật: Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

 

PHẦN TRI THỨC TIẾNG VIỆT VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

LỰA CHỌN TỪ NGỮ PHÙ HỢP VỚI VIỆC THỂ HIỆN NGHĨA CỦA VĂN

 

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bài 1:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

b.Cho HS thảo luận để nhận biết biện pháp tu tù được sử dụng trong câu ca dao “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” là so sánh nhưng đã giảm lược từ thường dùng đễ ; so sánh “như”. Phép so sánh đầy đủ của câu thơ này là “Phố giăng như mắc cửi, đường quanh như bàn cờ”. Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c.Từ láy “ngần ngo” được sử dụng trong đoạn ca dao tliễ hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngố ngàng của tác grả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d.Từ “bút hoa”: ý muốn nói tàr năng xuất sắc của người làm nên những câu tho này.

  1.  
  • “phồn hoa” : cảnh sống giàu có, xa hoa
  • “phồn vinh” : miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng.

= > câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

 

b. So sánh: phố – mắc cửi, đường – bàn cơ => Tác dụng: tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. “ngẩn ngơ” : trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d. “bút hoa” : tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ

=> sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”.

Bài 2

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và tìm câu có biện pháp điệp từ.

GV hướng dẫn HS phát hiện ra câu có biện pháp điệp ngữ và phân tích tác dụng của biện pháp?

Trước tiên, GV cung cấp các nghĩa của từ “sẵn”: (1) Ở trạng thái có thể sử dụng hoặc hành động ngay, do đã được chuẩn bị; (2) Có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Sau đó, cho HS chọn lựa nghĩa nào phù họp với câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trơi sẵn ăn”, sau đó lí giải sự phù hợp của nghĩa thứ hai với nghĩa của VB: thê hiện sự trù phú vê sản vật mà thiên nhiên vùng Tháp Mười đã hào phóng ban tặng

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm của mình.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

Bài 2

a. Điệp từ “sẵn” => có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu, nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.

b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có, trù phú của thiên nhiên Tháp Mười.

 

Bài 3

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS thể lệ trò chơi:

  • Cả lớp chia thành 2 nhóm.
  • Gv trình chiếu câu hỏi lên bảng.
  • Trong vòng 2p các đội hội nhóm với nhau và tìm câu trả lời.
  • Hết thời gian qui định, các nhóm cử đại diện lên trả lời. Ai trả lời đúng và nhanh nhất giành chiến thắng.
  • HS đọc bài tập và họp nhóm thảo luận.
  • HS trình bày sản phẩm của mình.
  • GV theo dõi, ghi nhận kết quả.

3. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A

1e – 2g – 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d

 

Bài 4

- Chia lớp 4 nhóm & phát phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Từ láy

Ý nghĩa

Tác dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chốt kiến thức lên màn hình.

Từ láy

Ý nghĩa

Tác dụng

Ngắn ngủi

Có ý diễn tả bài ca dao rất ngắn, từ đó nhấn mạnh vào đặc điểm hình thức nổi bật của bài ca dao và giúp người đọc hình dung, liên tưởng rô nét hơn.

  • Nhấn mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao
  • Giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.

 

Dân dã, mộc mạc

Nhấn mạnh vào sự chất phác, bình dị, mộc mạc của người dân quê, nơi thôn dã.

Tha thiết, ngọt ngào

Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn vể âm điệu của bài ca dao.

Thiết tha, bâng khuâng, xao xuyến

Giúp người đọc hình dung rõ hơn về cảm xúc của người viết đối với bài ca dao.

HOẠT ĐỘNG 4: HƯỚNG DẪN VIẾT NGẮN (15 phút)

    Tìm các hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh để làm một tập ảnh. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.

PHẦN VIẾT

LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

                                                          PHT số 1

Chăn trâu đốt lửa

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều

Mải mê đuổi một cánh diều

Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

Tiếng

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Nhịp thơ/ tác dụng của việc ngắt nhịp bất thường

lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

lục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự kiến sản phẩm

 

Tiếng

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Nhịp thơ/ tác dụng của việc ngắt nhịp bất thường

lục

-

trâu

(bằng: thanh ngang)

-

lửa

(trắc: thanh hỏi)

-

đồng

(bằng: thanh huyền)

(vần: ông)

 

 

2/2/2

bát

-

rơm

(bằng: thanh ngang)

-

ít

(trắc: thanh sắc)

-

đông

(bằng: thanh ngang)

(vần: ông)

-

nhiều

(bằng: thanh huyền)

(vần: iêu)

4/4

lục

-

(bằng: thanh ngang)

-

một

(trắc: thanh nặng)

-

diều

(bằng: thanh huyền)

(vần: iêu)

 

 

2/2/2

bát

-

khoai

(bằng: thanh ngang)

-

để

(trắc: thanh hỏi)

-

chiều

(bằng: thanh huyền)

(vần: iêu)

-

tro

(bằng: thanh ngang)

 

3/3/2

góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

 

Cảnh sắc thiên nhiên

Cảm xúc của tác giả

Nét độc đáo của bài thơ

Cách làm thơ lục bát

Cách miêu tả

Chi tiết tiêu biểu

Cách thể hiện

Hình ảnh thể hiện cảm xúc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự kiến sản phẩm

 

Cảnh sắc thiên nhiên

Cảm xúc của tác giả

Nét độc đáo của bài thơ

Cách làm thơ lục bát

Cách miêu tả

Tác dụng

Cách thể hiện

Hình ảnh thể hiện cảm xúc

Miêu tả bằng một vài nét, chi tiết tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến. 

 

tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

 

 

 

Gián tiếp

chăn trâu, thả diều, nương khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.

sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, rạ rơm (hữu hình) với gió đông (vô hình). Đó còn là sự liê tưởng độc đáo: củ khoai nướng bị cháy hồng rực đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.

 

- Số dòng, số tiếng:

- Gieo vần:

- Nhịp thơ: Nhịp chẵn

+ Câu lục: 2/2/2

+ Câu bát: 4/4

+Từ ngữ: Giản dị, giàu sức gợi cảm kết hợp hài hoà các biện pháp nghệ thuật để thể hiện tình cảm, cảm xúc và ý tưởng của người viết.

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn học sinh xác định đề tài, tìm ý tưởng cho bài thơ

Bước: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Gọi 3-4 học sinh chia sẻ về đề tài của mình

+ GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho đề tài mà em lựa chọn bằng cách yêu cầu mỗi HS hoàn thiện phiếu học tập:

1. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất là………………………………….

2. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu tôi là………………………

3. Tôi viết điều này ra để………………

+ Yêu cầu học sinh làm thơ lục bát từ những ý tưởng, hình ảnh ở bước 2, dựa theo bảng kiểm

+ Sau khi làm xong, lần lượt điền các tiếng vào PHT số 1

+ Dùng bảng kiểm (phụ lục) để tự đánh giá bài thơ của mình, sau đó dùng bảng kiểm đánh giá đồng đẳng(bạn bên cạnh)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

 

1. Xác định đề tài

Viết bài thơ lục bát về đề tài quê hương (tối thiểu một cặp lục bát)

2. Tìm ý tưởng cho bài thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Làm thơ lục bát

- Học sinh làm thơ

- Hoàn thiện PHT

4. Chỉnh sửa và chia sẻ 

- Đọc diễn cảm bài thơ theo đúng giọng điệu.

- Dùng bảng kiểm để kiểm tra và sửa lại bài thơ đảm bảo đúng luật của thể thơ lục bát.

 

                                                          PHT số 1

Tiếng

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Nhịp thơ

lục

 

thanh:

 

thanh:

 

thanh:

vần:

 

 

 

bát

 

thanh:

 

thanh:

 

thanh:

vần:

 

thanh:

vần:

 

lục

 

thanh:

 

thanh:

 

thanh:

vần:

 

 

 

bát

 

thanh:

 

thanh:

 

thanh:

vần:

 

thanh:

vần:

 

 

VIẾT ĐOẠN VĂN CHIA SẺ CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

 

- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Trong các bài ca dao  đã đọc hoặc đã học, em thích nhất bài ca dao nào? Cảm nhận của em về bài ca dao đó?

HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS qua sát bài mẫu trong SGK trang 75 và thảo luận theo nhóm, trả lời lần lượt các câu hỏi sau:

Nhóm 1:

1. Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không? Dựa vào đâu em có thể xác định được?

2. Xác định phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn của đoạn văn.

3.  Nội dung câu mở đoạn là gì?

Nhóm 2:

1.Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày nội dung gì? Nhũng nội dung đó được người viết trình bày bằng những từ ngữ, câu văn nào trong đoạn?

2.  Nội dung của câu kết đoạn là gi?

Nhóm 3:

1. Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không? Cơ sở nào để em khẳng định điều đó?

2. Từ những nội dung vừa tìm hiểu, em hãy rút ra đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến

thức => Ghi lên bảng.

II.  Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản.

 

 

Nhóm 1:

Sử dụng ngôi kể thứ nhất: xưng “tôi”.

- Bố cục gồm 3 phần: mở đoạn, thâ đoạn, kết đoạn:

+ Câu chủ đề nằm đầu đoạn văn. Nội dung: Bài ca dao gợi những cảm xúc về công cha, nghĩa mẹ.

Nhóm 2:

+ Thân đoạn: phân tích về nghệ thuật, nội dung của bài ca dao để làm rõ cho câu chủ đề. Đồng thời, sử dụng trích dẫn trong dấu ngoặc kép là những bằng chứng từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết.

+ Kết đoạn: nêu cảm nhận của người viết về bài ca dao.

Nhóm 3:

- Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát

+ Những cảm xúc sâu lắng…

+Làm tôi nhớ…

+ Khắc ghi, nuôi dưỡng, thấm thía những yêu thương mà mình nhận được..

->Thể hiện qua những từ ngữ, câu văn của người viết về bài thơ lục bát.

=> Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

 

PHẦN NÓI VÀ NGHE

TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

 

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.

Đề tài

- Tôi sẽ chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong bài thơ Việt Nam quê hương ta.

- Tôi sẽ sử dụng giọng điệu linh hoạt kết hợp giữa sự tha thiết tình cảm và sự sôi nổi.

Người nghe

- Những người nghe tôi nói gồm giáo viên và các bạn cùng lớp

- Vậy tôi sẽ sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Và tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt người nghe, đặt câu hỏi và mời đặt câu hỏi.

Mục đích

- Người nghe hiểu được niềm yêu mến, sự tự hào của tôi về những vẻ đẹp của quê hương Việt Nam thể hiện trong bài thơ.

- Người nghe bị thuyết phục và bị thu hút bởi nội dung tôi trình bày và phong cách trình bày của tôi.

Không gian

- Tôi sẽ nói tại lớp học.

- Ưu thế; Không gian quen thuộc.

- Lớp học là không gian khá rộng nên tôi phải nói to, rõ để các bạn ngồi cuối lớp cũng theo dõi được

Thời gian

- Tôi nói khoảng 8 – 10 phút.

- Với thời gian đó, tôi phải chọn những ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất để chia sẻ, tránh lan man.

 

HOẠT ĐỘNG 4. CHIA SẺ KINH NGHIỆM KHI VIẾT VÀ TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

HOẠT ĐỘNG 5: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG (10 phút)

* GV nhấn mạnh

- Với mỗi người, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí khác nhau, Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn của ông bà nội thoả thích.

- Ý nghĩa của quê hương đối với mỗi chúng ta: Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn rau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình.

- Những việc em có thể làm để quê hương ngày một đẹp hơn: Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: giữ gìn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi, trồng thêm cây xanh, tôn tạo các công trình văn hoá như đền chùa, di tích lịch sử… Bên cạnh đó, mỗi người con của quê hương cần phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển kinh tế để quê hương ngày càng giàu đẹp.

GV tổng kết chủ đề bằng video “Quê hương”

“Các con ạ, quê hương trong mỗi người là khác nhau, nhưng có một chân lí vẫn luôn sáng ngời đó là “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Cô mong rằng qua chủ đề “Vẻ đẹp quê hương”, các con sẽ tự hào, hãnh diện hơn về quê hương, đất nước; yêu quê hương mình nhiều hơn nữa. Chính niềm tự hào, tình yêu thiêng liêng ấy sẽ chuyển thành trách nhiệm trong các con.

 

 

chúc mừng
Bạn đã hoàn thành nội dung
“ Chủ đề 3. Vẻ đẹp quê hương “
Thu phóng 18%